Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho Doanh nghiệp

Thế nào là hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho Doanh nghiệp.

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hệ thống kiểm soát nội bộ:

  • Hiện tại, theo pháp luật Việt Nam hệ thống kiểm soát nội bộ được quy định tại Thông tư 13/1018/TT-NHNN và Thông tư 44/2011/TT-NHNN. Tuy nhiên hai Thông tư này chỉ có đối tượng áp dụng là các Ngân hàng thương mại, CN Ngân hàng nước ngoài và các Công ty tài chính.
  • Đối với các các doanh nghiệp khác thì hiện tại chưa có quy định nào của pháp luật điều chỉnh về hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Nguyên do là các lĩnh vực tài chính, tiền tệ có nhiều rủi ro, vậy nên pháp luật yêu cầu bắt buộc các loại hình doanh nghiệp này phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát giảm thiểu rủi ro.
  • Đối với các loại hình doanh nghiệp khác tuy chưa có quy định của pháp luật nhưng có thể tham khảo để áp dụng, do các Thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ trên được xây dựng dựa trên các chuẩn mực quốc tế về hệ thống kiểm soát nội bộ như Basel (hiệp ước Basel – của Ủy ban về giám sát ngân hàng) và COSO (Sáng kiến chống gian lận công ty thành lập tại Hoa Kỳ).
(Kiểm soát nội bộ theo ba tuyến bảo vệ)

2. Như thế nào là Hệ thống kiểm soát nội bộ/ Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Hệ thống kiểm soát nội bộ là: Tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật; và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro.

3. Làm thế nào để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh, mang lại hiệu quả cao cho Doanh nghiệp:

Từ định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ có thể hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng bao gồm ba khâu:

  • Khâu xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức và kiểm soát việc xây dựng trước khi được ban hành;
  • Khâu truyền thông, đào tạo về Chính sách nội bộ;
  • Khâu kiểm tra và xử lý: Thanh tra, kiểm tra, xử lý, đề xuất khắc phục rủi ro và các vi phạm của cá nhân, đơn vị (nếu có).

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được xây dựng theo 03 (ba) tuyến bảo vệ độc lập (Three Lines of Defense):

  • Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro;
  • Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật;
  • Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Như trên là phân tích về cách hiểu và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp của Công ty Luật Đồng Thắng. Theo đó quý khách hàng có thể tham khảo và áp dụng vào trong các trường thực tế của tại Đơn vị mình.

Công ty Luật Đồng Thắng:

Hotline: 0943.092.886

Email: luatdongthang@gmail.com

Đồng hành cùng sự phát triển của các Doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.